Sau đây, Sandeck.vn sẽ cung cấp
thông tin về 3 loại kết cấu sàn liên hợp thép bê tông thường thấy, mời các bạn
tham khảo.
Sàn thép liên Hợp (Sàn Composite)
Sàn thép liên hợp là dạng kết cấu
hỗn hợp giữa sàn bê tông và hệ dầm thép, trong đó sàn liên hợp được cấu tạo từ
những tấm tole định hình có chiều dày từ 0,75-1mm, sóng cao từ 40-80mm. Tấm
tole định hình vừa đóng vai trò là coffa vừa là cốt thép chịu lực, Chiều dài nhịp
không cần cây chống là 3.5m, có thể lên tới 7m nếu có cây chống. Sàn đượ thi
công đổ tại chỗ, dầm thép được gia công sẳn chở tới và lắp dựng tại công trường
nên thi công nhanh, đơn giản và hạn chế nhiều sai sót.
So với dầm thép thông thường
cùng kích thước, cùng tải trọng, thì dầm thép có sàn liên hợp có tiết diện bé
hơn do lúc này dầm thép kết hợp với sàn bê tông thông qua các liên kết chống cắt
đảm bảo dầm thép và sàn bê tông làm việc đồng thời với nhau. Điều này dần đến dầm
thép liên hợp có độ cứng, độ ổn định và khả năng chịu lực cao hơn dầm thép
thông thường giúp tiết kiện chi phí và tăng độ cứng của công trinh lên rất nhiều.
Dầm liên hợp( Dầm composite)
Dầm liên hợp có thể là dầm kết hợp
với sàn thông qua các liên kết chống cắt hoặc dầm thép được bọc một phần hay
hoàn toàn bằng bê tông. Lúc này dầm thép nằm một phần hoặc hoàn toàn trong bê
tông làm tăng độ cứng và khả năng chịu lực của dầm và chống chấy, chống rỉ cho
cấu kiện rất tốt
Cột Liên Hợp (Cột Composite)
Cũng giống như dầm liên hợp, cột
liên hợp có thể được bọc bê tông một phần hay toàn phần làm tăng độ cứng và khả
năng chịu lực của cột rất nhiều cũng như khả năng chống cháy và chống rỉ sét.